Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ là công cụ quản trị tuyệt vời nếu biết cách sử dụng hợp lý. Vậy áp dụng BSC như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp?
1. Bước 1: Kiểm soát các dữ liệu trong BSC
Khi thực hiện đo lường hiệu quả mà không phải từ góc độ chiến lược nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian và công sức của mình. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang có quá nhiều dữ liệu cần đưa vào BSC, hãy bắt đầu với việc xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một trang giấy.
2. Bước 2: Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong BSC
Để đo lường và đánh giá các mục tiêu khác nhau, bạn có thể quy ước một hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc. Vì dụ sử dụng màu sắc:
- Màu đỏ: Yếu tố mục tiêu cần bổ sung thêm tài nguyên hoặc cần có sự trợ giúp đến từ bên ngoài để mọi thứ đi đúng định hướng.
- Màu vàng: Yếu tố mục tiêu gần như đã đi đúng hướng hoặc gặp một chút trở ngại có thể tự xử lý.
- Màu xanh: Yếu tố mục tiêu đang đi đúng định hướng.
3. Bước 3: Gắn KPI ứng với các yếu tố mục tiêu
Thẻ điểm cân bằng là một công cụ quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá. Trong khi đó, KPI là công cụ quản lý hiệu suất để giao trách nhiệm cho nhân viên và đánh giá xem họ đã làm đúng chiến lược hay chưa. Một nhà quản trị thông thái sẽ lựa chọn sử dụng đồng thời BSC và KPI.
4. Bước 4: Kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau
Bạn nên sử dụng mũi tên 1 chiều để kết nối và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Có thể linh hoạt kết nối hai mục tiêu trong cùng thước đo hay gom 2 mục tiêu lại thành nguyên nhân của một mục tiêu khác nhau, một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác, .... Tóm lại là không mục tiêu nào đứng độc lập một mình.
Trên đây là cách thức áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) trong doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ thực hiện BSC hiệu quả nhất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.