Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

“Đại gia” bán lẻ Wal-Mart tăng lương cho nửa triệu nhân viên

Theo CNBC, gã khổng lồ bán lẻ Wal-Mart tuyên bố sẽ tăng lương giờ cho hơn nửa triệu nhân viên ở Mỹ.

Vào Tháng Tư này, Wal-Mart sẽ tăng mức lương tối thiểu cho người mới vào làm việc là 9 USD một giờ, và tới Tháng Hai năm tới sẽ là 10 USD.



Một số bang đã có một mức lương tối thiểu hoặc cao hơn 9 USD mỗi giờ, bao gồm California, Connecticut, District of Columbia, Massachusetts, Oregon, bang Washington, Vermont và Rhode Island.

Việc thay đổi này diễn ra trong lúc công ty đang chịu nhiều áp lực để trả thêm tiền cho nhân viên làm theo giờ. Công ty Wal-Mart cho hay họ cũng nhắm vào việc thay đổi lãnh vực tuyển mộ và giữ nhân viên cho tốt đẹp để có thể cải thiện thương vụ của công ty.

Công ty Wal-Mart đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng chỉ tiêu đưa ra về phát triển thương vụ trong hai năm qua và hy vọng việc đối xử tốt hơn với nhân viên sẽ dẫn đến việc điều hành các cửa hàng hiệu quả hơn, khách hàng hài lòng hơn, gia tăng được số bán và số lời.

“Điều chúng tôi nhắm tới là tạo sự hài lòng cho khách hàng và đạt được điều đó bằng cách đầu tư vào nhân viên,” theo lời tổng giám đốc Điều Hành công ty Wal-Mart, ông Doug McMillon.

Sự thay đổi của Wal-Mart cho thấy họ nay không còn chỉ trông cậy vào giá hàng rẻ để thu hút khách như trước đây, trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều cạnh tranh hơn về lãnh vực giá rẻ.

Hai năm trước đây, công ty cũng đã cắt giảm nhân viên để có thể làm việc hữu hiệu hơn nhưng điều này đã gây kết quả ngược lại, do tinh thần nhân viên xuống thấp, không đủ người để chăm sóc các gian hàng, tạo ra sự bê bối luộm thuộm trong tiệm.

"Tôi nghĩ rằng nó thực sự là một tin tốt", nhà phân tích của Deutsche Bank Paul Trussell nhận xét. "Thành thật mà nói đã có rất nhiều công nhân bất mãn, và quyết định này đã tạo một bước để có thể sửa chữa những điều tiếng không hay trong quá khứ".

Phương Anh

Sinh viên đừng than “đào đâu” ra kinh nghiệm

Nhiều bạn đề cập đến một "nghịch lý" đó là công ty nào khi tuyển dụng cũng đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường đào đâu ra kinh nghiệm. Hãy nghĩ lại.



Tôi xin chia sẻ góc nhìn của mình vì từng là sinh viên mới ra trường, từng làm công việc tuyển dụng, về vấn đề này như sau.

Các bạn sinh viên ức chế vì công ty nào tuyển cũng đòi kinh nghiệm cũng có lý, nhưng hãy thử đặt mình ở vị trí nhà tuyển dụng. Ví dụ như chuyên ngành của tôi là xuất bản/dịch thuật/biên tập. Công ty tôi thường phải tuyển nhân sự toàn thời gian và bán thời gian. Tôi chịu trách nhiệm biên tập lại trên bản dịch của các bạn, tôi chịu trách nhiệm với sếp về bản dịch của các bạn. Như thế, để việc chạy tốt, tôi buộc phải làm việc với người càng cứng tay càng tốt.

Trong quá trình hơn 10 năm làm việc của mình, cũng có những lúc tôi quyết định làm việc với một số bạn sinh viên - đó là những bạn chưa có kinh nghiệm nhưng theo nhận định chủ quan của tôi là "có tố chất", thế nên tôi dành thời gian riêng của tôi (công ty không trả lương cho việc này) để hướng dẫn các bạn. Sau khi các bạn "có kinh nghiệm" thì hoặc là tôi tuyển các bạn, hoặc là các bạn nộp hồ sơ vào một công ty khác với tư thế là người đã có kinh nghiệm cộng tác với công ty tôi. Và thật sự thì việc hướng dẫn cho sinh viên mới ra trường rất cực - tất nhiên cực hơn nhiều so với làm việc với người có kinh nghiệm. Không cực làm sao được khi sinh viên nhiều bạn đến ngày ra trường vẫn không biết cách viết một cái mail cho chuẩn mực, không biết cách format Word, không biết tra google, không biết tự đi tìm câu trả lời cho vấn đề của mình..., Đó là tôi chưa nói đến chuyên môn.

Các bạn hỏi mới ra trường, không ai nhận, mà công ty nào cũng đòi phải "có kinh nghiệm", thì kinh nghiệm đâu ra? Vậy các bạn có khi nào tự hỏi, nếu công ty nào cũng đòi "có kinh nghiệm" thì những người họ tuyển được từ đâu ra? Chẳng phải ai cũng đi từ sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đó sao? Vậy thì tại sao người ta cũng là sinh viên mới ra trường nhưng "có kinh nghiệm" còn mình thì không? Phải biết tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, đừng chỉ chăm chăm vào "nghịch lý" rằng các công ty đòi hỏi ứng viên phải "có kinh nghiệm".

Vậy thì kinh nghiệm ở đâu ra? Kinh nghiệm trong quá trình vừa học vừa làm của các bạn. Kinh nghiệm từ các công việc part-time chạy đôn chạy đáo của các bạn - dẫu cho việc part-time đó không liên quan đến chuyên ngành. Kinh nghiệm từ những việc làm không lương của các bạn từ thời sinh viên. Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện...Cũng là một dạng tích trữ kinh nghiệm. Bởi vì mong các bạn hiểu cho, "kinh nghiệm" ở đây còn là kinh nghiệm làm việc (tức là biết cách làm việc, làm gì cũng được) và kinh nghiệm sống, chứ không chỉ là "kinh nghiệm có được khi làm việc trong chuyên ngành đó".

Khi các bạn còn đặt vấn đề, lên án "nghịch lý" đó thì nghĩa là các bạn vẫn còn ảo tưởng về cuộc sống này, còn nặng tư tưởng ngồi mát ăn bát vàng và thích được người ta dọn sẵn cho mình ăn. Tỉnh dậy đi, cuộc đời này không đơn giản như thế. Các công ty kinh doanh không phải là tổ chức từ thiện, họ trả lương cho bạn xứng đáng với những gì họ nhận lại được từ bạn. Vậy thì nếu bạn vẫn than vãn về chuyện mới ra trường không có kinh nghiệm, thế thì hãy nộp đơn xin học việc từ 3 đến 6 tháng để lấy kinh nghiệm - bạn dám không? Nếu dám, chắc chắn có công ty nhận bạn. Nếu không, thế thì tại sao bạn lại muốn các công ty nhận bạn vào và bỏ ra chừng đó thời gian cộng trả tiền lương để dạy việc cho bạn? Không công bằng đúng không?

Chốt lại, nếu bạn tiếp tục ngồi đó than thì còn không có kinh nghiệm dài dài. Hãy đi kiếm công việc gì làm, hãy nhào vào làm, không ai trả lương cũng làm, cứ cho trước đi rồi từ từ nhận lại sau, tự khắc chưa ra trường cũng sẽ tích lũy được một mớ kinh nghiệm rồi đấy các bạn.

Vi Thảo Nguyên
buzznews.Vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét